Tìm hiểu cây lộc vừng và ý nghĩa phong thủy cần biết
Từ xưa tới nay, nói đến lộc vừng đa số các thế hệ già, trẻ, lớn, bé đều biết. Nó đã đi vào tiềm thức của các thế hệ từ khi còn nhỏ cho đến hi già. Bởi từ đời cha ông họ đã yêu thích và đam mê trồng cây lộc vừng. Đến nay họ cũng thế, nối tiếp tư tưởng của người đi trước, họ vẫn yêu thích và không thể quên được ý nghĩa của lộc vừng đối với cuộc sống. Tính đến nay lộc vừng là loài cây phong thủy được các thế hệ tròng nhiều. Trước đây, đa phần họ trồng ở khuôn viên nhà làm cảnh bởi cây có thế đẹp, lại cho nhiều hoa, các chùm hoa nở rũ xuống, khi tàn rụng đỏ một góc sân nhìn rất đẹp và độc đáo. Lộc vừng được xem là loài cây phong thủy quý giá theo ý nghĩ và quan niệm về phong thủy của người phương Đông.
Xa xưa, dân gian thường truyền tai nhau câu nói: “vừng ơi! Mở ra cho lộc vào” không phải ngẫu nhiên mà có câu nói nổi tiếng này. Bởi theo quan niệm phong thủy, lộc vừng đặc biệt là khi lộc vừng ra hoa, theo phong thủy cây sẽ mang đến nhiều lộc, nhiều tài, nhiều may mắn cho gia chủ. Tôi còn nhớ, cách đây hơn chục năm về trước, thời điểm cây cảnh lên ngôi, đặc biệt là lộc vừng, cây sanh và cây si. Lộc vừng được săn lùng rất dữ dội, giá trị của lộc vừng được tăng lên rất nhiều, nhất là đối với những cây lộc vừng có tuổi đời cao. Giá cây lộc vừng có thể lên đến vài tỉ, vài chục tỉ, những cây có dáng thuộc dạng độc có thể lên tới cả chục tỉ. Thời điểm này, do giá trị của lộc vừng lớn, nên nhiều người làm cây cảnh đã từng làm giả các loại cây thuộc lộc vừng nhưng khi trồng lâu lại không hề ra hoa. Như vậy thôi cũng đủ hiểu giá trị của lộc vừng cao đến thế nào?
Lộc vừng có đặc điểm là loài thân gỗ nhỏ. Nằm trong top 4 của bộ cây phong thủy phú quý. Người phương Đông ta quan niệm bộ cây tứ quý gồm: Sanh-Sung-Tùng-Lộc. Nên nó rất được coi trọng trng giới cây cảnh. Lộc vừng có thể có thân to, nhỏ, hình dáng đẹp hay không tùy thuộc nhiều vào môi trường, tuổi thọ của cây cũng như công người chăm sóc.
Hiện nay, lộc vừng được trồng nhiều trong chậu cảnh, thế cây được người trồng uốn nhìn hình dáng rất đẹp, nhưng cây lộc vừng trồng trong chậu làm bonsai lá thường rất nhỏ, nhưng gốc khá to. Đường kính thân lộc vừng loại này thường đạt đến 40cm. Thân cây có đặc điểm là nhìn khá khẳng khiu, xù xì, cây nhiều tán, tán rộng. Lá có đặc điểm mặt trên xanh, mặt bên dưới nhiều gân, màu nhạt hơn nhiều. Nhìn lá lộc vừng khá đẹp. Nổi bật nhất vẫn là hoa lộc vừng, hoa mọc thành nhiều chùm nhỏ, thẳng và dài theo các chuỗi nhìn rất đẹp mắt, ai nhìn thấy hoa lộc vừng một lần chắc hẳn chẳng bao giờ có thể quên được, màu hoa đỏ nhìn rất quyến rũ.