Cây cam đường canh
Cây cam đường canh hay gọi tắt là cam canh, là 1 loại quýt, là loại cây dùng lấy trái ăn, ngoài ra còn dùng để bán buôn. Có vỏ màu đỏ đặc trưng, cam đường canh cho thơm mùi đặc trưng. Cam đường canh là loại quả có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế và hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được trồng ở khắp các huyện. Vậy đặc điểm và cách trồng và chăm sóc Cây cam đường canh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn.
Đặc điểm giống Cây cam đường canh
– Cam Canh chính là một loại quýt, vỏ mỏng và bóc dễ. Sinh trưởng khoẻ, tán cây hình dù, lá màu xanh đậm, cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m, ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 11-12.
– Quả cam đường canh có hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ, vỏ mọng nước, ruột màu vàng. Trọng lượng trung bình 80 gr–120 gr/quả.
– Cam đường canh là giống có năng suất cao, thích nghi rộng, trồng được trên núi cao, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt.
– Nếu trồng Cây cam đường canh với mật độ dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40-50 tấn/ha.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Cam đường canh
– Hố thường phải đào trước khi trồng cam đường canh 15-30 ngày. Sau đó, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Tiếp theo, Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây
Thời vụ trồng Cây cam đường canh
Cam đường canh thường được trồng vào đầu (tháng 2) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9) là thời điểm thích hợp nhất.
Tưới tiêu
– Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhất là từ khi mới trồng đến khi cây 3 tuổi.
– Thời gian cây ra hoa, đậu quả và nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ đậu ít và bị rụng nhiều.
– Nên tưới vừa đủ nước, vì thừa nước cây dễ bị bệnh thối rễ cũng gây hiện tượng vàng lá, chết cây.
Tỉa cành, tạo tán
Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Nuôi dưỡng những cành cần thiết để tán cây đều đặn, cân đối. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.
Bón phân
– Sau một tháng cây hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần.
– Bón phân theo tán cây, cuốc rãnh rộng 30 cm, sâu 10 cm từ mép tán vào trong