Toàn bộ kinh nghiệm chăm sóc đào ăn quả
Trồng cây ăn quả đặc biệt là việc gieo trồng chăm sóc cây đào ăn quả là một công việc hết sức khéo léo để có được những vườn đào ăn quả lớn, mang lại những quả đào thơm ngon, bổ dưỡng.
Xem thêm giống cây ăn quả độc đáo như cây nho thân gỗ, nho thân gỗ có nguồn gốc từ châu mỹ và có nhiều dinh dưỡng, cây giống nho thân gỗ cho quả độc đáo … Xem chi tiết giống nho thân gỗ
Cách đây vài năm, có một hộ nông dân do chưa tìm hiểu kỹ càng về loài đào ăn quả đã mạnh tay trồng diện tích lớn, hậu quả là họ đã bị thua lỗ nặng nề khi năng suất quả đào thu được không đủ tiền chi phí họ bỏ ra trồng và chăm sóc cây. Hiện nay, trên các báo cũng đã chia sẻ nhiều về cách chăm sóc cây đào quả để người nông dân có thể áp dụng cho vườn đào của mình.
Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mà chúng tôi đã thu thập được trong rất nhiều năm qua khi trồng đào ăn quả.
1.Nước tưới
Nước tưới cho đào ăn quả rất cần thiết, để có những quả đào to và mọng nước lượng nước tưới cung cấp cho đào cần khá nhiều. Thông thường, khi xác định trồng đào ăn quả bạn nên làm hệ thống tưới tiêu cho cây, mỗi ngày nên tưới cho cây một lần. Khi có mưa thì có thể bỏ qua nhưng đối với những ngày mưa lớn cần chú ý tìm đường cho nước thoát tránh việc gốc cây bị ngập úng, vừa dễ làm cây bị chết lại vừa dễ làm bệnh hại phát triển.
2.Bón phân cho đào ăn quả
Cây đào ăn quả cũng cần một lượng phân bón lớn hàng năm, nếu bạn quá tiết kiệm cũng như ngại tốn nhiều thời gian chăm sóc cây cây vừa không cho năng suất quả tốt lại nhanh chóng bị già cỗi cây dẫn đến thời gian thu hoạch được ít hơn.
Thông thường mỗi cây đào đang ra quả cần bón rất nhiều phân chuồng đã ủ mục khoảng 12 tấn/ha và bón cùng với phân NPK. Cần chú ý cây đào rất kị vôi nên tuyệt đối tránh bón vôi cho cây.
3.Đốn tỉa cho cây
Thời điểm đốn tỉa cho cân thường là tháng 12 đến tháng 1 và cần thường xuyên đốn tỉa cho cây nếu không thực hiện cây nhanh già và cũng khó ra quả. Đào ăn quả có đặc điểm ở đầu cành sinh trưởng rất mạnh, nhưng với phần chân cành thì thường bị thiếu nhựa cũng như ít mắt nên khi đốn tỉa cần chú ý hãm các ngọn cành cấp I, II nhằm mục đích giữ nhựa cho cành quả phía dưới.
4.Sâu bệnh hại
Sâu bệnh hại xuất hiện ở đào ăn quả khá nhiều như: rệp, rầy, sâu đục ngọn, nhện, …..rệp thường hút nhựa biểu hiện của việc rệp đang thịnh hành trên cây đào ăn quả là lá cây đào sẽ bị xoăn, sâu sẽ đục các ngọn cây làm ngọn biến dạng….cần phòng trừ bằng cách tỉa cành cho cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại, tránh để tình trạng cây bị ngập úng dài ngày làm sâu bệnh dễ phát triển. Khi phát hiện sâu bệnh hại cần đến các cửa hàng bán cây giống và thuốc bảo vệ thực vật để mua thuốc phun diệt trừ ngay tránh ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Xem chi tiết về các cây giống ăn quả